ĐXC – thi THPT QG 2022

  • Câu 1. (Câu 38 mã đề 221 thi THPT QG 2022) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 120 V và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở r, tụ điện có điện dung C thay đổi được như hình bên. Khi C = C0 hoặc C = 3C0 thì độ lớn độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch AB và điện áp hai đầu đoạn mạch MB là lớn nhất và bằng Δφ với tan Δφ = 0,75. Khi C = 1,5C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 38 V.                B. 112 V.                             C. 25 V.                             D. 87 V.

  • Câu 2. (Câu 38 mã đề 223 thi THPT QG 2022) Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở r, tụ điện có điện dung C thay đổi được như hình bên. Khi C = C0 hoặc C = 3C0 thì độ lớn độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch AB và điện áp hai đầu đoạn mạch MB là lớn nhất và bằng Δφ với tan Δφ = 0,75. Khi C = 1,5C0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R có giá trị là 67,5V. Giá trị của U gần nhất với giá trị nào sau đây?

 A. 103 V.                B. 192 V.                         C. 86 V.                             D. 205 V.

GIẢI:

Câu 1. Ta có Δφ = (uAB, uMB) = (uAB, i) + (i, uMB) = (uAB, i) – (uMB, i) = j – jMB ;

Ta có tan j = (ZL – ZC) /R ; tan jMB = (ZL – ZC) /r ;

tan Δφ = (tan j – tan jMB) / [1 + (tan j . tan jMB)] = R(ZC – ZL) / [(R + r)r + (ZL – ZC)2]

= R / [((R + r) r /(ZL – ZC)) + (ZL – ZC)]

Để tan Δφ max (ứng với Δφ max) thì mẫu số phải min, áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho mẫu ta có: ((R + r) r /(ZL – ZC)) + (ZL – ZC) min khi ((R + r) r /(ZL – ZC)) = (ZL – ZC)

<=> (ZL – ZC)2 = (R + r) r                                                       (1)

=> tan Δφ = R / [2√((R + r) r)] = 0,75 => R = 3r                   (2)

Khi C = C0 từ (1) => ZC0 – ZL = √[(R + r)r]                           (3)

Khi C = 3C0 từ (1) => ZL – (ZC0 /3) = √[(R + r)r]                  (4)

Từ (2), (3) và (4) => ZC0 = 1,5ZL ;

Khi C = 1,5C0 => ZC = ZC0 / 1,5  = 1,5ZL / 1,5 = ZL : có cộng hưởng điện => URr = 120 V

Hay UR + Ur = 120 V = UR + (UR/3) = 120 V (xem (2))

=> UR = 90 V. Chọn D.

Câu 2. Giải như trên ta có :

Khi C = 1,5C0 => ZC = ZC0 / 1,5  = 1,5ZL / 1,5 = ZL : có cộng hưởng điện => URr = U

Hay UR + Ur = U <=> UR + (UR/3) = U (xem (2))

=> U = 90 V. Chọn C.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Bạn hãy thảo luận về bài viết trong mục comment dưới đây!